Nâng mũi cấu trúc được xem là phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay. Tuy được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi những ưu điểm mà nó mang lại nhưng một quy trình nâng mũi cấu trúc cụ thể lại rất ít được biết đến. Vậy quy trình nâng mũi cấu trúc thường sẽ gồm những bước nào.

Thăm khám và tư vấn

Quy trình nâng mũi cấu trúc

Bước đầu tiên trong quy trình nâng mũi cấu trúc là khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng dáng mũi, những khuyết điểm đang gặp phải cũng như cấu trúc hiện tại của dáng mũi để có thể tư vấn phương pháp nâng mũi phù hợp. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn loại chất liệu sẽ được sử dụng để nâng mũi để khách hàng hiểu rõ hơn.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Khi tiến hành phẫu thuật nói chung và thực hiện phẫu thuật nâng mũi nói riêng thì bước kiểm tra sức khỏe là yêu cầu bắt buộc, nhằm đảm bảo rằng khách hàng có đủ điều kiện về thể chất lẫn tinh thần đáp ứng cho các phẫu thuật. Song song với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử để đảm bảo không xảy ra các tình trạng sốc, dị ứng thuốc trong suốt quá trình diễn ra phẫu thuật.

Phẫu thuật nâng mũi

Quy trình nâng mũi cấu trúc

Đối với phương pháp nâng mũi cấu trúc, bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường mổ hở ở vị trí trụ mũi để dễ dàng can thiệp vào cấu trúc mũi. Đi vào những vấn đề cũng như yêu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ can thiệp nâng cao sống mũi, chỉnh sửa đầu mũi, trụ mũi, vách ngăn,… Trong một số trường hợp, nếu gặp phải khuyết điểm gồ xương mũi, bác sĩ cũng sẽ tiến hành mài xương để dáng mũi trở nên mềm mại hơn. Được sử dụng đối với nâng mũi cấu trúc thường là chất liệu nhân tạo như sụn silicon hoặc sụn surgiform, kết hợp với chất liệu trình tự thân là sụn sườn hoặc sụn tai để mang đến dáng mũi hoàn thiện nhất.

Khâu đóng vết thương và nẹp cố định

Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ đóng vết thương bằng hình thức khâu thẩm mỹ để giảm thiểu tối đa việc hình thành sẹo. Nẹp cố định sẽ giúp cho dáng mũi ổn định, tránh bị lệch và giảm sưng tấy, đồng thời giúp mau lành hơn.

Dặn dò và tái khám

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, khách hàng sẽ được hướng dẫn việc chăm sóc vết thương tại nhà, kiêng cữ một số loại thực phẩm cũng như hạn chế vận động trong thời gian đầu để tránh tác động xấu đến kết quả nâng mũi. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và dặn dò tái khám sau một tuần để kiểm tra và tiến hành cắt chỉ tháo nẹp.

Xem thêm: Nâng mũi sụn sườn có tốt không?