Một trong những biến chứng không mong muốn nhất đó chính là nâng mũi bị tụt sụn. Vậy nâng mũi bị tụt sụn nguyên nhân và giải pháp như thế nào mời bạn cùng tham khảo ngay sau đây.

Nguyên nhân nâng mũi bị tụt sụn

Nâng mũi bị tụt sụn
Ảnh: Internet

Biến chứng nâng mũi bị tụt sụn có thể gặp sau khi nâng mũi, thậm chí sau nhiều năm nâng mũi vẫn có thể bị.

Đây là một dạng biến chứng không nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi đó sụn nâng mũi không nằm đúng vị trí đặt ban đầu mà tụt xuống phía đầu mũi, từ từ độ tụt càng nhiều và tới một lúc da không chịu được sức căng này sẽ bị thủng, lòi sụn.

Nâng mũi bị tụt sụn bạn cũng có thể gặp vài tình trạng đi kèm theo như hiện tượng bóng đỏ, lộ sống, cảm giác khó chịu, luôn ửng đỏ vùng đầu mũi. Hoặc kèm theo một vài cảm giác khó chịu, đau sốt, nhức mũi, chảy dịch, chảy máu…

Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị tụt sụn đó là:

+ Bác sĩ nâng mũi đặt sụn không kỹ lưỡng

Kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ chính là vấn đề khiến khối sụn bị lệch, tụt. Việc xử lý quá trình bóc tách tạo khoang và đặt sụn nâng mũi vào bị sai phạm, vị trí hoặc không chắc chắn dễ lệch vẹo sau một thời gian.

+ Sụn nâng mũi không phù hợp kích thước

Sau nâng mũi bị tụt sụn là do lựa chọn chất liệu sụn nâng mũi quá dài, kích thước sai lệch. Điều này hay thấy ở sụn Silicone, làm da mũi bị kéo căng quá mức. Qua thời gian, da sẽ bị bào mòn dẫn tới hệ lụy trên.

+ Chọn nâng sống mũi quá cao

Rất nhiều người thích nâng mũi cao tây với phần sống mũi được nâng quá sức chịu đựng của mũi. Riêng với nâng mũi quá cao gặp biến chứng sẽ là chuyện sớm muộn rất dễ xảy ra. Do vậy, chỉ nên nâng nhẹ nhàng tự nhiên là đủ.

Tình trạng này có đáng lo không?

Nâng mũi bị tụt sụn

Vấn đề lo lắng hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng về kỹ thuật phục dựng thì không khó khăn với các bác sĩ lành nghề. Theo các chuyên gia nâng mũi cho biết thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo không đúng cách tạo nên sự mất thẩm mỹ, khiến nhiều người bị tự ti ngại giao tiếp. Nếu để quá lâu không can thiệp mũi bị tụt sẽ gây đau nhức, thậm chí gây hoại tử mũi…

Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng quá vì nếu can thiệp đúng thời điểm cũng rất đơn giản.

Giải pháp

Tình trạng tụt sụn mũi tụt này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng phương pháp phẫu thuật lại. Thông thường với vấn đề tụt sóng mũi thì chắc chắn sẽ phải thực hiện rút sụn và đặt sụn mới phù hợp hơn. Có thể lựa chọn sụn Surgiform để sụn dính chặt vào mũi không lo xê dịch hay tụt sụn về sau.

Nếu mũi không bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tháo sụn cũ khi đủ thời gian chờ, tái phẫu thuật nâng mũi.

Nếu mũi bị hoại tử nặng, sụn nâng cong lệch sẽ phải tháo sụn ngay tức thì và xử lý vết nhiễm trùng sớm

Nếu mũi vừa làm đang trong giai đoạn bình phục thời gian chờ sẽ sau từ 3 – 6 tháng bạn mới có thể tiến hành tái phẫu thuật nâng mũi sửa lại. Hiện nay đa phần những trường hợp tụt sụn mũi đều được xử lý bằng công nghệ nâng mũi cấu trúc S line hoặc nâng mũi sụn sườn.

Đây là giải pháp hoàn hảo cho những ai có vấn đề biến chứng hoặc muốn nâng mũi đã từng can thiệp nhiều lần. Nhiều trường hợp mũi có độ khó cao, bị biến dạng nặng cũng được khắc phục bằng phương pháp này.