Nhiều người đồn đại sau nâng mũi bị sưng mắt. Thực hư việc này xin được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Nâng mũi bị sưng mắt có bất thường?

Nâng mũi bị sưng
Ảnh: Internet

Mọi người suy nghĩ sao làm mũi mà mắt bị sưng, hay có tổn thương kép tới mắt? Thực ra không phải, trong quá trình làm đẹp, các bác sĩ cần phải thực hiện bóc tách mô mũi để đặt sụn nhân tạo vào sống mũi, đầu mũi cũng có can thiệp bọc sụn nên sẽ có ít nhiều tác động đến vùng mắt. Vì vậy, nâng mũi bị sưng mắt là chuyện tương đối dễ hiểu.

Tuy nhiên không phải ai nâng mũi cũng bị sưng mắt. Một số trường hợp hoàn toàn bình thường vùng mắt này.

Nâng mũi bị sưng mắt trong bao lâu?

Sưng bầm sẽ giảm dần và hết hẳn sau vài ngày tùy cơ địa. Một quá trình lành thương điển hình sẽ như sau:

– Bầm xanh dương hoặc màu đỏ trong 1-2 ngày đầu.

– Bầm chuyển sang màu xanh lá cây sau 3-6 ngày sau phẫu thuật.

– Bầm chuyển sang màu vàng nâu sau 6-8 ngày từ ngày phẫu thuật.

– Hết bầm, da bình thường sau 10-14 ngày.

Một vài trường hợp hiếm sẽ bầm lâu hơn nhưng tối đa tầm 1 tháng.

Thông thường, mắt bầm sẽ tiến triển giảm dần song song với việc lành thương mũi. 2 tuần là dáng mũi đã ổn định và đẹp, mắt cũng lành về bình thường. Còn muốn ổn định hoàn toàn thì nên cân nhắc khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Giải pháp khi nâng mũi bị sưng mắt

Nâng mũi bị sưng
Khách hàng nâng mũi tại DrFace

– Chườm lạnh: Luôn được các trung tâm khuyên thực hiện hàng đầu sau khi phẫu thuật để làm giảm tình trang sưng bầm, đau nhức chính là chườm lạnh. Có thể dùng túi chườm hoặc đơn giản là chiếc găng tay cao su mỏng đổ đầy nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, cứ 2-3 giờ chườm 1 lần. Không nên chườm trực tiếp đá lên vùng bị sưng vì dính nước là vết thương rất lâu lành.

– Uống thuốc: Rất nhiều người tự bỏ thuốc hoặc uống tùy tiện theo ý mình, trong toa thuốc chỉ định của bác sĩ có thuốc tan máu bầm,…Bạn nên tuân thủ theo thời gian và liều lượng uống để việc hồi phục diễn ra nhanh hơn. Việc uống thuốc sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra nhiễm trùng mà còn tốt cho quá trình hồi phục.

– Chiếu đèn giảm sưng: Một số trung tâm thẩm mỹ có hỗ trợ đèn chiếu giảm sưng cho các trường hợp bị sưng quá mức. Tác dụng của đèn này nhằm tan bầm nhanh và rất hiệu quả.

Chăm sóc mũi đúng cách để bầm nhanh đi

Nhiều bạn nghĩ rằng nâng mũi xong là xong, thực tế quá trình tự chăm sóc sau khi nâng của bạn tại nhà chiếm đến 20% sự thành công của ca phẫu thuật. Chính vì vậy trong 1 tháng đầu, bạn nên chăm sóc sau thẩm mỹ mũi. Sau đây là một số “mẹo” cần thực hiện:

+ Chườm lạnh 2-3 giờ/lần trong 3-5 ngày đầu.

+ Kiêng nước vào mũi, tốt nhất chỉ lau mặt sơ, không rửa mặt, không dưỡng da…

+ 1 tháng đầu kiêng vận động thể lực mạnh (bơi lội, võ, chạy nhảy), đeo kính,..

+ Kiêng thực phẩm cần theo list bên dưới để tránh gây sẹo và gây biến chứng về sau.

+ Uống thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ

+ Tránh sờ nắn, va chạm vào mũi, nhà có con nhỏ nên tránh bé vừa tầm với trong những ngày đầu.

Những thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi

Nâng mũi bị sưng

Cụ thể ở đây là một số thực phẩm bạn nên loại bỏ ra khỏi bữa ăn nếu không muốn chiếc mũi mình gặp vấn đề:

+ Không nên dùng thực phẩm có tính kích thích: cafe, rượu, bia, thuốc lá…

+ Tránh các thực phẩm cứng khó tiêu hóa và các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, các nước uống có ga.

+ Kiêng ăn rau muống, thịt bò, đồ biển, đậu phộng.

+ Không nên ăn đồ biển, chỉ ăn cá đồng.

+  Không nên ăn ngọt sẽ làm vết thương thâm đen.

+ Đặc biệt trong thời gian 10 ngày sau thẩm mỹ mũi bạn tránh đụng chạm hay sờ nắn mũi của bạn.

+ Đối với những bạn đeo kính thì nên hạn chế đeo kiếng và mang khẩu trang quá chật, lật mặt gọng cứng của khẩu trang xuống dưới để tránh tì đè mũi.