Sau nâng mũi bị rỉ dịch có thể là một hiện tượng bình thường cũng có thể là dấu hiệu biến chứng cần theo dõi sát sao. Tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nhận biết nâng mũi bị rỉ dịch
Rỉ dịch khá thường gặp. Đây là dấu hiện đơn giản nhưng khiến cho nhiều người vô cùng lo lắng.
+Mũi bị chảy dịch
Sau khi bác sĩ rạch và khâu vết mổ, vùng mũi của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chảy dịch (máu, huyết tương hoặc mủ). Tuy nhiên, khi được băng bó đúng cách và sau vài ngày vết thương sẽ nhanh chóng lành.
Mặc dù vậy, hoàn toàn không nên chủ quan. Nếu bị chảy dịch quá lâu và không giảm dần, bạn nên để ý theo dõi và thăm khám sớm, đây có thể là biển hiện cho tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
Bạn không được chủ quan sau nâng mũi bị chảy dịch kèm theo các dấu hiệu sau đây:
+Mũi sưng, bầm tím
Cũng từ vết rạch da và các kỹ thuật can thiệp xâm lấn trong khoang mũi, vùng mũi sẽ bị sưng viêm, bầm tím. Điều này cũng cần thuyên giảm theo thời gian, nếu sau 1 tuần không giảm dần thì rất có thể đã nhiễm trùng.
+Mũi đau nhức, sốt cao
Không ít trường hợp bị rỉ dịch sau nâng mũi kèm theo đó là tình trạng đau nhức, khó chịu. Phải theo dõi kỹ, có sốt thì 80% là nhiễm trùng.
+Mũi sưng tấy, ửng đỏ
Triệu chứng này rất thường hay gặp và thường bị xem nhẹ sau nâng mũi. Tuy nhiên nếu mũi đã lành thì triệu chứng ửng đỏ cũng phải mất. Nếu không thì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng mũi.
Nguyên nhân nâng mũi bị rỉ dịch
Nâng mũi bị rỉ dịch có quá nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
-Do lựa chọn trung tâm thẩm mỹ chưa đạt chuẩn an toàn của Bộ Y Tế.
-Do trình độ bóc tách của bác sĩ chưa cao, bóc tách càng sâu rộng càng lâu lành.
-Do quá trình chăm sóc hậu phẫu không đúng cách.
-Do cơ địa lâu hồi phục của chính bạn.
-Do kích ứng với vật liệu độn, cơ thể không chịu tiếp nhận.
Cách điều trị nâng mũi bị rỉ dịch
Việc theo dõi và điều trị rỉ dịch sau nâng mũi là vô cùng cần thiết, giúp chị em tránh được các biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời có thể xảy ra. Tốt nhất, ngay từ những ngày đầu, bạn nên tuân thủ theo các chỉ định sau:
+Dùng thuốc đúng, đủ
Một điều đơn giản nhưng phải liên tục nhắc vì rất nhiều người sau vài ngày thấy ổn định tự ý dừng thuốc. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định là cần thiết để đảm bảo hồi phục tốt, tránh viêm nhiễm và lờn thuốc kháng sinh về sau.
+Vệ sinh vùng mũi đúng cách
Vệ sinh vùng mũi sạch sẽ, tránh sờ nắn nghe đơn giản mà không phải ai cũng làm được. Tuân thủ nghiêm ngặt 2 bước nước sát trùng và nước muối sinh lý ngày 2-3 lần rất quan trọng, sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra. Đừng thực hiện tùy tiện lúc nhớ lúc không sẽ gây biến chứng cho vùng mũi.
+Chườm mát
Phương pháp này giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm, ửng đỏ ở mũi. Đồng thời, cải thiện triệu chứng chảy chất dịch bên trong mũi nên làm tích cực 3 ngày đầu.
+Hút dịch mũi
Trong 1 số ít trường hợp cần thiết, chất dịch ở mũi quá nhiều và gây sưng tấy, phù nề, bác sĩ sẽ chỉ hút dịch để loại bỏ các chất ứ đọng bên trong khoang mũi.
+Uống nhiều nước, bổ sung vitamin
Nước uống sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, đào thải nóng trong, giảm sưng, tan máu bầm. Sau phẫu thuật, rất nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép rau củ, nước cam,… tăng cường sức đề kháng.
Giải pháp hạn chế
Thông thường, sau khoảng 1 tháng, mũi sẽ trở lại bình thường ổn định. Tuy nhiên, nếu vượt qua khoảng thời gian này mà mũi vẫn rỉ dịch kèm các triệu chứng khác thì bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ.
-Mũi cần được bác sĩ kiểm tra vết mổ. Nếu bị biến chứng sẽ tháo sụn cũ và bơm rửa, làm lại mũi.
-Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh thực phẩm gây lâu lành và chất kích thích.
-Tránh nằm nghiêng, sấp khi ngủ và va chạm mạnh ở vùng mũi….
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nâng mũi bị rỉ dịch. Tốt nhất để phòng tránh những biến chứng trên cần chọn lựa trung tâm làm đẹp thật kỹ càng trước.