Một số ít người sau khi làm đẹp gặp phải tình trạng nâng mũi bị nhức nên rất hoang mang. Vậy nâng mũi bị nhức nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân nâng mũi bị nhức

Nâng mũi bị nhức
Ảnh: Internet

Can thiệp của bác sĩ

Trong nâng mũi vai trò của bác sĩ rất quan trọng. Là người sẽ mở một đường mổ nhỏ, can thiệp tái tạo mô, vách ngăn trực tiếp. Do thế, việc nâng mũi bị nhức có thể xảy ra trong một vài trường hợp nếu tay nghề bác sĩ không cao. Sau khoảng 3-7 ngày nâng mũi, bạn sẽ có thể cảm giác hơi khó chịu nhưng trong mức độ chịu đựng được tùy theo cơ địa của từng người.

Nếu như kĩ thuật của bác sĩ thực hiện không đảm bảo, quá non tay hoặc can thiệp quá sâu quá rộng thì cũng sẽ gây nên tình trạng đau nhức nhiều hơn sau đó.

Theo dõi nếu quá 7 ngày vẫn không dứt cảm giác bất thường phải tới ngay trung tâm để được thăm khám.

Chăm sóc sau nâng mũi chưa đúng

Nguyên nhân này rất ít được thừa nhận nhưng lại xuất hiện không ít. Sau nâng mũi bị nhức còn là do cách tự chăm sóc mũi tại nhà không tuân thủ hướng dẫn. Bạn sẽ luôn được nhắc nhở về chế độ kiêng khem, những thực phẩm thức uống cần tránh như thịt gà, rau muống, nước tương, hải sản, nước có cồn… hướng dẫn cả cách tự vệ sinh, dùng thuốc. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt khó lòng xảy ra vấn đề.

Nhiễm trùng trong mọi giai đoạn

Bạn không nên nghĩ rằng chỉ có thể nhiễm trùng ngay sau nâng mũi. Thực tế tình trạng nâng mũi bị nhức do nhiễm trùng có thể xảy ra bất cứ khi nào, mặc dù đã nâng mũi được một thời gian nhất định.

Nguyên do trong quá trình nâng bị nhiễm khuẩn, khuẩn ẩn náu trong bao xơ cơ thể tự hình thành. Một thời điểm thích hợp như khi cơ thể suy yếu miễn dịch, khuẩn phá bao xơ ra gây nhiễm trùng.

Ngoài nâng mũi bị nhức, khi mũi bị nhiễm trùng còn kéo theo một số biểu hiện khác để nhận diện như: chảy dịch, chảy máu, sốt, nhức đầu, mũi sưng đỏ, có mủ…

Do cơ địa dị ứng

Vật liệu độn nhân tạo tại những cơ sở kém uy tín rất có thể là hàng trôi nổi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dị ứng với cả sụn chất lượng cao do cơ địa. Sụn mũi có tính quyết định rất cao đến sự an toàn của bạn. Cơ địa của mỗi người lại mang một sắc thái riêng khó lý giải thì khả năng cơ thể bị dị ứng, kích ứng với các vật liệu sử dụng trong nâng mũi vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên chỉ ở mức 1% các trường hợp dùng vật liệu tốt.

Ngoài nâng mũi bị nhức, dị ứng vật liệu nhân tạo có thể gây ra nhiều loại biến chứng trong nâng mũi ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ như lộ sóng, mỏng da, bóng đỏ, lâu ngày sẽ có nguy cơ thủng da…

Cách khắc phục nâng mũi bị nhức

Nâng mũi bị nhức
Ảnh: internet

Chọn bác sĩ giỏi

Hiểu rõ vai trò của bác sĩ sẽ giúp bạn chọn chính xác hơn. Trung tâm thẩm mỹ có giấy phép hoạt động, bác sĩ có tên tuổi và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp giảm nguy cơ nâng mũi bị nhức.

Nghiêm túc trong quá trình tự chăm sóc

Những ngày đầu, bạn nên tích cực chườm mát tại vùng trán, 2 bên má để giảm thiểu sưng và đau nếu có. Chườm mát liên tục 2 tiếng 1 lần.

Ngoài ra, bạn cũng cần uống đẩy đủ thuốc giảm sưng, giảm đau của bác sĩ kê đúng liều lượng, không nên bỏ giữa chừng. Và ăn uống kiêng khem đúng chế độ.

Tuyệt đối không sờ nắn mũi.

Liên hệ bác sĩ nếu nhiễm trùng

Tất cả các dấu hiệu của nhiễm trùng nếu nhen nhóm xuất hiện bạn phải tỉnh táo nhận diện và cần được xử lý ngay.

Hầu hết, các trường hợp nhiễm trùng này thường xảy ra khi thực hiện tại những địa chỉ thẩm mỹ không chất lượng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm.

Khi thấy tình trạng nâng mũi bị nhức quá lâu kèm theo một hoặc một vài dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt, chảy mủ…thì cách tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra cụ thể.

Nếu phát hiện nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh để tẩy rửa, làm sạch vùng mũi. Nếu nặng thì sẽ phải đưa chất liệu sụn ra ngoài hoàn toàn, đợi đến khi mũi lành lại mới có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi lần 2. Trường hợp nhẹ, được phát hiện sớm thì có thể thay thế bằng chất liệu sụn mới.

Chọn vật liệu tự thân 100%

Nếu lo lắng nhiễm trùng, vật liệu độn mũi hiệu quả nhất đó chính là thay thế chất liệu sụn nhân tạo bằng sụn tự thân, cụ thể là sụn sườn. Bởi đây là loại sụn có khả năng tương thích tuyệt đối với cơ thể, hầu như nói không với biến chứng.

Với trường hợp mũi bị can thiệp lại lần 2, bạn nên thực hiện phẫu thuật sửa lại càng sớm càng tốt. Một số trường hợp sẽ phải để mũi hoàn toàn bình phục từ 3-6 tháng mới có thể tiến hành nâng mũi lại.