Chắc hẳn bạn đã từng nghe lời đồn nâng mũi bị mù mắt, thực hư câu chuyện này như thế nào? Liệu có phải là sự thật? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Nâng mũi bị mù mắt là tin có thật hay không?

nâng mũi bị mù mắt
Ảnh: Internet

Trường hợp nâng mũi bị mù mắt tiêu biểu thời gian qua báo chí đưa tin là của chị Lan 20 tuổi, ở Hà Nội. Chị ấy tiêm chất làm đầy (filler) nâng mũi ở tại một spa nhỏ, đến sáng hôm sau một bên mắt không nhìn thấy gì nữa, gia đình vội đưa chị đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu.

Chị Lan cho biết bạn thân là một nhân viên spa ở đây, dùng lời ngon ngọt thuyết phục chị tiêm fille. Ngay khi filler vào mũi đã cảm thấy choáng váng, đau đầu, mờ mắt trái, toàn thân nóng ran rồi rét run. Người bạn vội vàng liên hệ với nhân viên một tiệm spa khác mua thuốc tan tiêm cấp tốc nhưng tình trạng không cải thiện nên Lan được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

“Tới trong tình trạng đau đớn, hoảng loạn vì mắt trái không còn nhìn thấy gì, chỉ phân biệt được sáng tối, sụp mi trái toàn bộ, các cơ vận động nhãn cầu tê liệt hoàn toàn”, Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Hà, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết.

Ngay sau đó, bệnh nhân được truyền trực tiếp các thuốc ly giải filler vào động mạch, sau đó tiếp tục điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết để đề phòng biến chứng tắc mạch do huyết khối, thời gian can thiệp kéo dài 6 giờ.

“Ngay sau điều trị, thị lực bệnh nhân đã được cải thiện, kiểm tra mạch máu động mạch trung tâm võng mạc đã tái thông. Đây là dấu hiệu hồi phục vô cùng tích cực của người bệnh”, bác sĩ nói.

Thêm một trường hợp nâng mũi bị mù mắt

Một trường hợp khác cũng được làm đẹp tại spa là chị H.T.T.G (Quảng Trị), cấp cứu trong tình trạng mắt trái viêm bị sưng to, thâm tím, không thể cử động bình thường.

Bệnh nhân cho biết 6 ngày trước từng tiêm filler để nâng mũi ở một spa thẩm mỹ viện tại Quảng Trị. Do tin lời quảng cáo nâng mũi không phẫu thuật, lại không đau chị G đã chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để thực hiện tiêm filler tại đây mà không hề lường trước nâng mũi bị mù mắt.

Sau khi tiêm xong, chị G đã cảm thấy đầu mũi nhức nhối, đầu đau như búa bổ, kèm hiện tượng chóng mặt, hoa mắt. Chỉ vài phút sau, mắt trái tê liệt và tối sầm. Đến nay đã kéo dài 6 ngày, chị G hoàn toàn không thể mở nổi mắt trái.

Nguyên nhân nâng mũi bị mù mắt?

nâng mũi bị mù mắt
Ảnh: Internet

+ Kỹ thuật tay nghề kém

Thường trường hợp này tới từ những người làm đẹp nghiệp dư, không qua trường lớp do thực hiện tiêm filler sai kỹ thuật vào mạch máu. Chỉ một chút sai sót có thể khiến mắt bên trái của bệnh nhân bị viêm phù nề, xuất huyết kết mạc mắt.

Như 2 trường hợp trên có thể thấy các chị toàn lựa chọn các spa không có giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ nên mới ra nông nổi đó. Vì giờ có quá nhiều “ông thầy” dạy tiêm cho dân tay ngang nên khi xảy ra vấn đề cũng không biết cách giải quyết.

Dù đã tiêm tan, nhưng đã gây tổn thương đến kết mạc, nếu chậm trễ điều trị có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn.

+ Chất lượng filler trôi nổi

Hiện tại có hàng chục loại filler trôi nổi với lời dẫn dụ hấp dẫn từ Anh, Pháp, Nhật, Hàn… Bệnh nhân chỉ nghe vậy rồi tin chứ không hề biết chính xác loại filler spa thực hiện tiêm cho mình là chất gì.

Thậm chí nhiều người xách tiêm và filler đi tiêm dạo tại nhà, thực tình quá tai hại.

Đặc biệt, nếu người tiêm vô lương tâm dùng là chất làm đầy bị cấm khác như silicon lỏng thì cực kỳ nguy hiểm, sẽ dẫn tới ung thư về lâu dài và vón cục mất thẩm mỹ.

Vậy nên tiêm filler hay nâng mũi?

nâng mũi bị mù mắt

Bản thân filler là một phương pháp thẩm mỹ đơn giản và an toàn, tuy nhiên nguồn gốc và tay nghề bác sĩ là một điều phải nghiêm túc cân nhắc.

Nếu muốn tiêm filler bạn cần cân nhắc kỹ những vấn đề sau:

– Filler có thương hiệu, rõ nguồn gốc xuất xứ: Hãy hỏi rõ loại filler được tiêm có tên gì, yêu cầu nhận lại vỏ hộp sau tiêm để kiểm tra… Đừng để các filler mang mác nhập khẩu trá hính làm hại bản thân.

– Đặc biệt, việc tiêm filler làm đẹp phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Vì mọi người chỉ nghĩ đơn giản chỉ cần tiêm vào dưới da là được, quá dễ dàng nên rất nhiều bác sĩ tự phong ra đời, thậm chí mở lớp đi dạy nghề cho thế hệ sau. Filler chỉ an toàn và hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng đúng, vị trí chuẩn, độ sâu tầng da chính xác.

Bác sĩ cũng phải lựa chọn loại chất làm đầy thích hợp cho từng khách hàng của mình. Đồng thời, họ cũng biết cách kiểm soát biến chứng và xử lý một cách an toàn.

– Hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định: Đừng vì theo trend, mốt mà cố gắng tiêm chỉnh hình mũi với filler bởi không phải ai cũng phù hợp với dịch vụ thẩm mỹ này.

Nhớ rằng, tiêm filler dù đạt chuẩn cũng chỉ mang lại hiệu quả nhất định trong một thời gian ngắn. Filler sẽ tan dần và ta phải tiêm liên tục như thế. Nếu bạn muốn một phương pháp lâu dài, khắc phục mọi khuyết điểm thì nâng mũi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.