Một trong những biến chứng ít gặp là nâng mũi bị lòi sụn trong mũi. Tuy ít, nhưng cũng cần được tìm hiểu chi tiết và nắm được các bước xử lý phù hợp.
Nhận biết nâng mũi bị lòi sụn trong mũi
Để nhận biết cần để ý kỹ đến chiếc mũi của mình, có thể xuất hiện một vào dấu hiệu sau đây: tình trạng lộ thanh nâng, bóng đỏ đầu mũi. Hiện tượng bên trong lỗ mũi có cục thịt trắng thừa nhô ra.
Hiện tượng này, có thể xảy ra sớm sau phẫu thuật nâng mũi hoặc sau vài năm tùy vào cơ địa mỗi người hoặc vào độ thích ứng của cơ thể đối với vật liệu nâng mũi.
Nguyên nhân nâng mũi bị lòi sụn trong mũi
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một trong những biến chứng nặng sau nâng mũi. Thông thường dấu hiệu đầu tiên mũi sẽ bị bóng đỏ, lộ sống, nếu bạn cứ để như thế một thời gian dài, da càng ngày càng bào mỏng thì sẽ tới lúc bị hở sụn, biến dạng, thủng da đầu mũi.
Các nguyên nhân của hiện tượng này là:
+ Kỹ năng của bác sĩ
Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm, ham nâng cao tây, hoặc thực hiện không đúng quy trình sẽ dễ dẫn tới hệ lụy mỏng da về sau hoặc nhiễm trùng dẫn đến tình trạng lộ sụn.
+ Sụn mũi sử dụng kém chất lượng
Bạn đừng nghĩ rằng sụn nâng mũi không có hàng trôi nổi. Chính vì ở các cơ sở “chui” sử dụng những loại sụn độn kém chất lượng nên giá thành mới rẻ đến như thế. Sụn không đúng chuẩn vừa khó tạo hình vừa cho hiệu quả thấp, dễ biến chứng.
+ Cơ địa da mỏng
Làn da mỏng khi nâng mũi là một trở ngại ít được để ý. Nếu da mỏng quá, nâng cao lố sức chịu đựng của da sẽ dễ dẫn tới mỏng dần da và tới lúc bị thủng. Nhiều người có cơ địa không tốt dị ứng với chất liệu sụn dẫn đến tình trạng đào thải.
+ Quá trình tự chăm sóc sai cách
Nhiều người sau khi thực hiện cứ nghĩ kết quả đó là cuối cùng rồi, không chú trọng đến việc kiêng khem, thuốc thang, cách chăm sóc sau phẫu thuật. Khiến vết thương lâu lành tiềm ẩn những rủi ro gây biến chứng. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp tới việc nâng mũi bị lòi sụn trong mũi và hàng loạt các biến chứng khác.
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi phải làm sao?
Luôn phải xem xét để cân nhắc, tùy vào mức độ từng trường hợp bị lòi sụn, bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp xử lý khác nhau.
Nên lưu ý rằng đây là vấn đề nghiêm trọng cần sự xử lý những trường hợp mũi hỏng phức tạp như thế này một cách chuyên nghiệp, bác sĩ thực hiện phải có một kỹ năng và kinh nghiệm nhiều năm để không bị sai phương pháp.
Đồng thời, nơi bạn chọn khắc phục sự cố phải có độ uy tín cao và hệ thống phòng mổ đảm bảo sự an toàn. Đồng thời, cơ sở thẩm mỹ có trách nhiệm, đồng hành để đảm bảo quyền lợi của khác hàng, sẵn sàng hỗ trợ khi có sự vụ xảy ra.
Để cho vết thương không gặp phải vấn đề nguy hại, các bạn phải tuân thủ thực hiện đúng quy trình chăm sóc hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám theo yêu cầu, không được tự ý ngừng hoặc uống bổ sung thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Một số phương án có thể sẽ được đưa ra
– Nếu nâng mũi bị lòi sụn trong mũi trong mũi quá nặng, buộc phải tiến hành bóc tách tháo sụn cũ, bơm rửa và vệ sinh khoang mũi để tránh viêm nhiễm. Từ 3 – 6 tháng mũi phục hồi trở lại ổn định mới có thể nối tiếp nâng mũi khắc phục thẩm mỹ.
Sau khi tháo sụn không được đặt lại vật liệu nào ngay trong lúc đó vì có nguy cơ cao da vùng mũi sẽ nhăn nheo, co rút, xấu càng thêm xấu.
Trong khoảng thời gian chờ này, nếu quá tự ti về chiếc mũi của mình, bạn có thể thực hiện đặt trung bì mỡ (mỡ trung bì sẽ được lấy từ mông, đùi, bụng,…). Vì là mỡ tự thân nên cấy vào cũng không sao. Sau 1 thời gian mũi đã hồi phục, bạn hài lòng với mũi nâng trung bì mỡ thì thôi, còn muốn cao hơn có thể nâng mũi lại.
Trong những trường hợp mũi vừa mới xuất hiện dấu hiệu lộ sụn trong lỗ mũi hoặc ở các vùng khác mà chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh liều mạnh. Thuốc có thể tránh viêm nhiễm mà không phải sửa lại mũi phức tạp.
Như thế nâng mũi bị lòi sụn trong mũi không phải là vấn đề không thể khắc phục. Nhưng trước khi quyết định thực hiện làm đẹp bạn nên ưu tiên tìm hiểu cơ sở, phương pháp cũng như vật liệu sử dụng để không gặp trường hợp đáng tiếc nhé!