Một số bạn có thắc mắc nâng mũi xong bị thấp đi hay không và nếu có thì cách giải quyết sẽ như thế nào. Đây là một loại vấn đề về cảm nhận sợ thích thẩm mỹ cá nhân chứ hoàn toàn không phải biến chứng mắc phải.
Có hay không việc nâng mũi xong bị thấp?
Nâng mũi xong bị thấp là điều không ai mong muốn, vậy nhưng có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Việc của chúng ta là phải tìm được kết quả của mình thuộc nhóm nguyên nhân nào, từ đó mới có cách xử lý phù hợp.
1. Nâng mũi xong bị thấp do giảm sưng
Sau khi nâng mũi chắc chắn ít nhiều bạn sẽ gặp phải trường hợp sưng tấy. Điều này còn cộng dồn độ cao của cả thuốc gây tê. Ở giai đoạn 3-4 tuần đầu này bạn cần phải hiểu rõ kết quả sẽ thấp đi 1 chút sau khi lành thương hoàn toàn.
Theo thời gian, tình trạng sưng mũi sẽ giảm xuống nhưng mũi vẫn có thể đang còn sưng nề. Hãy cố gắng đừng chạm tay hay sờ nắn quá nhiều trong thời gian này.
Sau 1 tháng mũi ổn định được 98% và sau 3-6 tháng sẽ là kết quả cuối cùng. Lúc đó, nhận định nâng mũi xong bị thấp mới là chính xác nhất.
2. Không như kì vọng của khách hàng
Lý do tiếp theo dẫn đến nâng mũi xong bị thấp đó là do chính tâm lý của bạn. Mọi người thường kì vọng làm mũi rồi thì phải cao thẳng như tây mới xứng đáng. Rồi khi được sở hữu một dáng mũi tự nhiên thì tỏ ra thất vọng.
Thực tế bạn không hiểu, mũi cao tây chỉ dành cho những người cần gương mặt sắc cạnh, cá tính như diễn viên, người mẫu. Còn với người bình thường nó rất thô và giả. Khi đặt lên mặt nó sẽ bị lố so với tổng thể xung quanh.
Hơn nựa nâng mũi quá cao còn ảnh hưởng tới vấn đề biến chứng. Nếu sở hữu làn da mũi mỏng, bạn rất dễ gặp vấn đề khi làm mũi quá cao.
Những người da mũi mỏng chỉ thích hợp với mũi cao tự nhiên Bởi vì, độ cao của sụn nhân tạo khi nâng cao tây quá lớn, da mỏng không đủ sức nuôi dẫn tới mỏng dần, sức căng cũng cao hơn làm xuất hiện vấn đề biến chứng lộ sống, bóng đỏ, đầu mũi bị thủng, lộ sụn và tụt sụn làm thấp mũi.
Vì vậy, đừng chạy theo trào lưu mà nâng mũi quá cao. Mũi càng cao hạn sử dụng càng ngắn.
3. Do tay nghề bác sĩ
Kết quả nâng mũi luôn phụ thuộc 80% vào tay nghề bác sĩ, cho dù mức độ đơn giản và phức tạp rất khác nhau, vai trò của bác sĩ luôn quan trọng nhất.
Một ca nâng mũi xong bị thấp có thể hậu quả của việc chọn bác sĩ phẫu thuật trình độ thấp và ít kinh nghiệm. Việc này thường xuất phát từ việc gọt sụn quá tay làm sụn nâng sống chỉ còn hạn chế, vì thế khó lòng làm mũi cao được nhiều.
Ngoài ra, bác sĩ không có tay nghề chuyên môn thường làm các mô mũi bị tổn thương hay thậm chí gọt xương mài gồ, lấy đi phần lớn xương và sụn có sẵn khiến kết quả mũi bị thấp đi là vì vậy.
Ngoài ra, có thể một lượng lớn mô mũi sẽ được lấy ra đi, mô mũi là phần thịt mềm trong mũi cũng tạo ra hiệu ứng bị thiếu hụt và mũi trở nên thấp xuống.
Đó là một số vấn đề có thể có nếu tay nghề bác sĩ không cao gây nâng mũi xong bị thấp.
Phải làm gì khi mũi bị thấp sau nâng?
Nếu bạn không bị mất quá nhiều thành tố mũi như xương mũi, mô mũi hay có da mũi quá mỏng thì hoàn toàn có cơ hội sửa lại mũi để gia tăng độ cao. Sau 3-6 tháng, khi lần sửa trước đã kịp hồi phục, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để tháo chất liệu sụn và đặt lại mũi mới với độ cao mong muốn.
Phẫu thuật lại mũi bác sĩ sẽ rút sụn cũ, xử lý làm sạch hoàn toàn trong mũi và tái tạo chiếc mũi mới với phương pháp phù hợp, có thể là nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi sụn sườn.
Chúng ta đều biết, việc sửa lại mũi luôn tiềm ẩn nguy cơ khó thực hiện và biến chứng xảy ra trong và sau khi nâng mũi. Vì thế, một ca mũi làm lại sẽ đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cao hơn.
Bạn nên rút ra bài học cho mình và có sự cẩn thận trong việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và bác sĩ lành nghề để đạt được hiệu quả cao nhất!