Viêm nhiễm là một trong những biến chứng không mong muốn nhưng có thể gặp. Vậy nâng mũi bị viêm phải làm sao? Liệu cách xử lý sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Tình trạng nâng mũi bị viêm là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi nâng mũi bị viêm phải làm sao, bạn phải hiểu rõ các dấu hiệu bị viêm là gì.
Viêm, nhiễm trùng mũi thường có biểu hiện ban đầu khá giống tình trạng sưng khi vừa nâng mũi nên dễ bị hiểu lầm, nhưng càng về sau sự khác biệt càng rõ hơn. Do vậy cần phải tìm hiểu chính xác các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi để có phương pháp can thiệp đúng.
Nguyên nhân nâng mũi bị viêm
– Chất lượng phòng mổ không đảm bảo: Tưởng khó gặp phải nguyên nhân này nhưng thực tế lại rất nhiều cơ sở như vậy. Các spa nhỏ làm chui không có bác sĩ chuyên môn nhưng vẫn cử nhau đi học làm “bác sĩ”, rồi mặc sức quảng cáo dịch vụ. Một cơ sở theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế thì phải có điều kiện phòng mổ vô trùng, hiện đại.
– Bác sĩ có kinh nghiệm và giấy phép hành nghề cụ thể: Kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong ngành thẩm mỹ này. Hãy quan sát những ca làm đẹp mũi trước đó của bác sĩ bạn chọn để xem. Nếu thao tác phẫu thuật không khéo léo sẽ gây tổn thương nhiều, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
– Quá trình chăm sóc tại nhà của khách hàng chưa tốt: Một số người không tuân theo các chỉ định của bác sĩ như tự dừng thuốc khi thấy mũi tiến triển, để va đập mạnh, nằm sấp khi ngủ…cũng dẫn tới nhiễm trùng.
– Đào thải vật liệu nâng mũi: Cơ thể không thể tiếp nhận các loại vật liệu sụn nhân tạo được sử dụng để cấy ghép dẫn đến tình trạng viêm. Nếu không xử lý nhanh chóng tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
– Chất liệu sụn không rõ nguồn gốc: Những loại sụn cao cấp sẽ có tên tuổi và cung cấp vỏ bao cho bạn sau khi nâng xong. Sụn cao cấp thường được nhập khẩu và có Bộ Y Tế thông qua do tương thích cao với cơ thể, giảm thiểu tỷ lệ gây nhiễm trùng. Nên tìm một cơ sở thẩm mỹ chất lượng để được dùng sụn tốt bạn nhé!
Giải pháp khắc phục nâng mũi bị viêm
Nếu có một trong những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn giải pháp. Hướng điều trị sẽ rất khác nhau giữa từng người:
– Tình trạng nâng mũi bị viêm nhẹ, có thể xử lý bằng cách vệ sinh, uống thêm thuốc kháng sinh để tiêu viêm, giảm sưng.
– Với tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ nặng thì buộc phải tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Kết hợp uống thuốc giảm viêm sưng. Sau khi ổn định mới nâng lại. Cần để mũi nghỉ ngơi trong vòng 3 đến 6 tháng.
– Nếu chỉ tụ máu sưng to có thể hút dịch thừa kết hợp chiếu đèn giảm sưng là ổn.
Bác sĩ sẽ không vội vàng chỉ định tháo sụn nhân tạo, đôi khi nhầm lẫn tình trạng có thể dẫn tới tháo mũi sai lầm, làm khách hàng tốn chi phí và tổn hại tinh thần. Xét toàn diện, đưa chỉ định hỗ trợ trước, bước cuối cùng mới là tháo sụn.
Còn ở những trường hợp nhiễm trùng nặng với các dấu hiệu như chảy dịch mũ, mô da sưng tấy, bác sĩ sẽ yêu cầu tháo bỏ vật liệu độn ngay để tránh nguy hiểm. Bác sĩ Phương Trần có thể đặt trung bì mỡ tự thân để tạo sống mũi tương đối cao cho bạn, giúp bạn tránh sốc vì mũi tháo ra sẽ thấp xấu. Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm nếu không còn ưng chiều cao của trung bì mỡ, bạn có thể tiến hành nâng lại.