Một trong những biến chứng có thể xuất hiện sau làm đẹp là nâng mũi bị tụ dịch. Tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân và cách cải thiện sẽ là nội dung bài viết này.
Nâng mũi bị tụ dịch là gì?
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải tiến hành việc bóc tách để tạo khoang mũi, sau đó đưa vật liệu cấy ghép đã chuẩn bị trước vào, xử lý cả phần đầu mũi. Quá trình này khi kết hợp với các loại thuốc sẽ gây ra những tổn thương và sưng nề theo một mức độ nào đó tùy thuộc cơ địa từng người.
Có thể là việc chảy máu tràn ra các mô tại khu vực quanh mũi dẫn đến tình trạng sau nâng bị sưng tấy, bầm tím và ứ dịch trong những ngày đầu. Không cần lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường, không nguy hiểm và không phải luôn xảy ra trong mọi trường hợp. Nếu chủ động chăm sóc, vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn bác sĩ việc này sẽ nhanh chóng qua.
Dù vậy, nếu tình trạng ứ dịch sau nâng mũi lâu ngày không tự khỏi, kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như sưng đau, sốt, chảy mủ, chảy dịch kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi, phải điều trị ngay nếu không sẽ nguy hiểm.
Một số nguyên nhân dẫn tới mũi tụ dịch là tay nghề của bác sĩ, do cơ địa, do chất liệu sụn không an toàn, do bản thân khách hàng chăm sóc hậu phẫu chưa tốt…
Dấu hiệu nhận biết
Trong thời gian đầu sau khi nâng mũi, có thể bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi đau nhẹ, sưng, bầm tím và tụ dịch trong vòng 3 – 5 ngày đầu tiên. Sau khi cơ thể thích nghi quen dần với sụn nhân tạo, các triệu chứng ban đầu sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm mà còn nặng dần lên thì đây chính là biểu hiện bất thường và đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng với các dấu hiệu nhận biết sau:
– Cơn đau tăng dần theo cấp độ báo động tự nhiên của cơ thể.
– Chảy nhiều dịch vàng. Đây là biểu hiện của vết thương đang lở loét
– Mũi dần thâm đen. Đây là giai đoạn bắt đầu chuyển sang hoại tử.
– Có mùi hôi khó chịu.
– Sốt cao, mệt mỏi, người tái nhợt, mê man, nổi hạch…
Khi có những dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hướng xử lý khi nâng mũi bị tụ dịch
Mặc dù chỉ hiếm hoi mới xảy ra tình trạng nguy hiểm đối với mũi tụ dịch, nhưng vẫn gây ra nhiều phiền phức. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn cần thực hiện các điều sau:
– Hút dịch mũi
Nếu sưng bầm do tụ dịch trong những ngày đầu, bạn cần quay lại cơ sở thẩm mỹ để hút dịch. Bác sĩ sẽ hút dịch bằng ống kiêm theo chuyên môn.
– Chiếu đèn giảm sưng
Công nghệ đèn giảm sưng cũng giúp cho tình trạng tụ dịch thuyên giảm. Công nghệ này hiện nay hỗ trợ rất tốt cho trường hợp tụ dịch.
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bác sĩ có kê cho bạn một số loại thuốc giúp giảm sưng đau, kháng viêm, tránh nhiễm trùng. Hãy tuân thủ một cách nghiêm ngặt về liều lượng sử dụng thuốc tránh thấy giảm rồi lại bỏ thuốc giữa chừng.
– Vệ sinh mũi sạch sẽ
Nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi cũng xuất phát từ việc vệ sinh kém. Bạn được hướng dẫn cách tự vệ sinh tại nhà, hãy nhớ để thực hiện đúng. Nếu có thời gian, mỗi ngày tới trung tâm thẩm mỹ để được điều dưỡng vệ sinh.
– Tránh va chạm mạnh
Hãy từ bỏ thói quen sờ chạm hay làm mũi bị tổn thương do va đập mạnh. Vì làm như vậy dễ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng nếu như tay không sạch và dễ lệch mũi trong thời gian mũi chưa liền xương.
– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Bạn cần ăn uống đủ chất để tăng đề kháng bổ sung vitamin C, sắt… Một số món được khuyến khích sử dụng sau nâng mũi là: thịt heo, rau xanh các loại, cam, bưởi, dâu tây, sữa. Và cũng đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để đào thải nóng trong do thuốc tây gây ra.
– Kiêng ăn đồ gây mưng mủ
Cẩn thận tránh các thức ăn gây mưng mủ vết thương như đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản, thịt bò, trứng… Kiêng sử dụng chất kích thích, thức ăn lên men, gia vị cay nóng trong 1 tháng.