Khá nhiều người lo lắng vì hiện tượng nâng mũi bị chảy máu. Ai cũng nghĩ rằng đó là một bất thường. Thật ra chỉ một số ít trong đó có bất thường, còn đại đa số nó là hiện tượng ai cũng phải trải qua.
Nâng mũi bị chảy máu đa phần là bình thường
Nâng mũi là can thiệp dao kéo, vì vậy hiện tượng ra máu/huyết tương sau nâng là hết sức bình thường bởi vì:
Sự vỡ các mạch máu nhỏ li ti sẽ tạo thành dòng chảy nhầy sau nâng. Chúng sẽ chảy ra nhưng có thể xử lý dễ dàng nhờ bông băng.
Bên cạnh đó, sẽ có dịch huyết tương như khi bị thương thông thường vẫn xuất hiện. Dịch này thấm cùng máu sẽ khiến dòng chảy nhiều hơn khiến mọi người hoảng sợ. Tuy nhiên máu không có bao nhiêu so với huyết tương nên bạn chớ lo.
Thậm chí một vài trường hợp máu chảy liên tục trong đêm đầu tiên khiến họ hoảng sợ. Tuy nhiên, hiện tượng này là bình thường khi có vết thương hở và sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khoảng 1-2 ngày.
Các giai đoạn phải trải qua sau nâng mũi
+ 1-2 ngày đầu: Mũi bắt đầu có hiện tượng sưng và bầm tím. Chảy máu nhiều nhất là ngày đầu tiên. Bạn không cần lo lắng quá nhiều khi gặp vấn đề này.
+ 3-4 ngày sau: Tình trạng sưng, bầm tím nặng nhất trong 2 ngày này, máu còn rất ít mới đúng.
+ 1-2 tuần: Trong thời gian này vết mổ đã tương đối lành, tình trạng sưng bầm gần như biến mất, mũi không chảy máu nữa.
+ Sau 1 tháng: Lúc này mũi của bạn đã hồi phục 90%, dần dần vào form dáng. Lúc này hoàn toàn không còn vấn đề gì liên quan tới máu, dịch, sưng nữa.
Khi nào nâng mũi bị chảy máu sẽ bất thường?
Chảy máu bất thường cần phải để ý theo dõi là khi chảy quá 2 ngày vẫn không thuyên giảm, ít dần đi. Vì theo cơ chế tự nhiên vết thương sẽ phải khô lại ngừng chảy máu. Điều bất thường này có thể đến từ các vấn đề sau:
+ Mũi bị nhiễm trùng
Nếu như tình trạng chảy máu quá 2 ngày không dứt, còn kèm theo 1 số vấn đề như mủ, đau nhức, sốt, chảy dịch nhiều…thì rất có thể mũi đã bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng gây ra hậu quả rất nặng nề nếu bạn không chịu can thiệp sớm. Do đó, khi mũi bị chảy máu với dấu hiệu như trên nên lập tức liên hệ ngay với bác sĩ để chuẩn đoán và xử lý kịp thời. Nhiều khả năng phải tháo sụn, rửa mũi.
+ Được thực hiện ở cơ sở kém chất lượng
Chọn sai ngay từ bước đầu về cơ sở thẩm mỹ và người bác sĩ là bạn đang dẫn mình gần hơn với biến chứng. Bác sĩ chưa có giấy phép hành nghề, mổ chui hay thiếu kinh nghiệm sẽ không thể kiểm soát tốt mọi vấn đề trong lúc phẫu thuật, có thể sẽ gây nhiều tổn thương sâu trong quá trình thực hiện, sai sót trong chọn lựa phương pháp phù hợp với bạn,…Từ đó gây nhiều nguy cơ nâng mũi bị chảy máu.
+ Mũi bị va đập
Va đập là vấn đề đương nhiên dẫn tới nâng mũi bị chảy máu. Nếu như bạn không kiêng cữ vận động, ăn uống đúng cách, tập thể dục nặng, để xảy ra va đập vào mũi thì dễ khiến cho tình trạng sưng bầm càng nghiêm trọng, mũi bị chảy máu và đau nhức vì sụn chưa kết nối hoàn toàn vào mũi.
+ Chọc ngoáy mũi nhiều lần
Vết thương thường gây ngứa khi đang lên da non. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ngoáy mũi, kể cả dùng bông tăm hay tệ hơn là tay, sẽ rất dễ khiến vết thương bị rách, nhiễm trùng dẫn đến tình trạng nâng mũi bị chảy máu.
Hãy vệ sinh vết khâu thường xuyên bằng nước sát trùng và nước muối. Thỉnh thoảng nếu quá ngứa có thể sử dụng tăm bông (thấm nước muối) để ngoáy mũi nhưng phải thật cẩn thận.
Nâng mũi ở đâu an toàn?
Đến với 1 cơ sở được Bộ Y tế cấp phép hành nghề như Viện nâng mũi DrFace, bạn sẽ được cam kết nâng mũi an toàn và bền đẹp.
Đặc biệt, chính bác sĩ Trần Phương sẽ là người trực tiếp thực hiện nâng mũi cho bạn, bác sĩ có đầy đủ giấy phép hành nghề và kin nghiệm qua hàng chục ngàn ca nâng mũi suốt hơn 10 năm.
Song song đó, ứng dụng kỹ thuật gây tê lạnh mới nhất cam kết không đau cả trong và sau phẫu thuật.
Chế độ bảo hành uy tín, đội ngũ chăm sóc tận tình luôn theo sát khách hàng sẽ mang lại sự an tâm cao nhất.
Hy vọng bài viết trên đây về nâng mũi bị chảy máu đã làm bạn thấy yên tâm hơn. Chúc bạn sớm có chiếc mũi đẹp.