Đối với phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và phẫu thuật nâng mũi nói riêng, tất cả chúng ta đều mong muốn làm một lần đẹp một đời. Nhưng vì vài lý do chủ quan lẫn khách quan, kết quả không được như ý. Dù tỷ lệ thấp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra các trường hợp nâng mũi hỏng.
Nâng mũi bị hỏng cần phải được hiểu đúng
Kết quả thẩm mỹ luôn có 1 tỷ lệ nhỏ không đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí có nhiều trường hợp còn bị gọi là “tiền mất tật mang” khi xuất hiện một số biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng, lệch, viêm nhiễm, sưng kéo dài…
Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ phải tháo sụn cũ, bơm rửa sạch mũi và tiến hành chỉnh sửa các khuyết điểm từ chiếc mũi chưa đạt. Tuy nhiên, kết quả chỉnh sửa lại sẽ phục thuộc vào mức độ biến chứng mà mũi đang gặp phải. Bởi đối với những biến chứng nặng thì một số phần của mũi đã bị hao hụt từ lần nâng trước như hết sụn tai, diện tích mũi đã bị thu nhỏ do can thiệp cắt cánh, da mũi bị mỏng đi…
Thực tế tỷ lệ mũi hỏng sau nâng thường rơi vào 1% các ca thực hiện. Cho dù bác sĩ giỏi đến đâu thì vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng này, do nhiều trường hợp mũi hỏng đến từ cơ địa đào thải vật liệu nhân tạo, quá trình chăm sóc sai cách, xảy ra va đập mạnh…Do đó, khi phát hiện mũi đã bị hỏng thì bạn nên hợp tác với bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất, tránh phát sinh thêm những biến chứng không mong muốn.
Những trường hợp mũi hỏng sau khi nâng?
+ Viêm nhiễm, đào thải: 1 số trường hợp cơ thể không tiếp nhận sụn nhân tạo nên xảy ra tình trạng này.
+ Mũi bị lộ sóng: khi bạn nhìn thấy nhấp nhô hình dạng của sụn sống mũi chứ không có nét mềm mại, tự nhiên nghĩa. Tình trạng này đến từ việc lựa chọn chất liệu và kích thước sụn không phù hợp.
+ Mũi bị lệch sống: khá thường gặp nhưng cũng dễ chỉnh sửa. Nếu dưới 7 ngày bác sĩ sẽ cho nẹp lại để mũi vào form cân bằng. Nếu thời gian quá lâu sẽ can thiệp phẫu thuật lại để rút sụn, đặt sống mới.
Tuy nhiên trong tháng đầu nâng mũi, khó xác định được là lệch hay không vì tình trạng sưng còn nhiều, không đều giữa 2 bên mũi dễ tạo ảo giác bị lệch.
+ Bóng đỏ đầu mũi: da mũi có thể bóng đỏ trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau nâng, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì rất có thể mũi đã gặp phải biến chứng. Mũi bóng đỏ có thể do dị ứng, do kỹ thuật độn quá dày, da mũi sẵn có lại quá mỏng gây đỏ.
+Thủng da đầu mũi: đôi khi sụn quá nặng hoặc quá cao tạo ra sức nặng lớn lên đầu mũi, lâu dài dẫn tới đỏ và thủng da nghiêm trọng.
+ Ngoài ra, còn nhiều biến chứng khác như lòi sụn, hoại tử mũi, mũi bị co rút, nhiễm trùng,…
Bao lâu mới được sửa lại mũi hỏng?
Thời gian là tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cho bạn. Do đó, tốt nhất khi phát hiện mũi đã gặp phải biến chứng thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những trường hợp nhẹ thì bác sĩ sẽ có thể khắc phục ngay. Tuy nhiên, nếu tình trạng mũi hỏng quá nặng và cần phải tháo sụn sửa lại thì cần thời gian để mũi hồi phục mới có thể tiến hành chỉnh sửa lại.
Xem thêm: Có nên nâng mũi sụn sườn toàn phần hiện nay không?