DẶN DÒ SAU PHẪU THUẬT
– Chườm đá nhẹ nhàng lên vùng mũi bị sưng, thực hiện từ 2-3 lần.
– Vệ sinh da mặt bằng khăn ẩm nhẹ để tránh đụng nước.
– Tránh các tác động mạnh vào mũi như: đeo kính, sờ chạm, luyện tập thể dục, bơi lội, chạy bộ…
– Kiêng tất cả các loại thịt, chỉ ăn thịt heo và các loại cá nước ngọt
– Kiêng mắm các loại mắm như mắm cá lóc, cá linh,… Có thể ăn được nước mắm
– Kiêng trứng, nếp, rau muống, nước tương trong tháng đầu tiên
– Kiêng hải sản trong 2 tháng sau phẫu thuật.
– Uống thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ
– Uống thuốc đúng số lượng, số lần, số ngày
– Hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc khác ngoài các loại thuốc đã được kê toa.
– Sau khi tháo bông (video hướng dẫn tháo bông tại nhà bên dưới), vệ sinh 2 lần/ngày cho đến ngày cắt chỉ
– Vệ sinh theo 3 bước (sử dụng bông hoặc tăm bông):
+ Bước 1: Vệ sinh bằng nước muỗi sinh lý
+ Bước 2: Vệ sinh bằng Povidine
+ Bước 3: Dùng nước muối sinh lý vệ sinh lại lần nữa.
NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CẦN LIÊN HỆ VỚI BÁC SĨ
– Mũi sưng đỏ kèm đau nhức sau hơn 1 tuần
– Sốt cao, đau đầu
– Chảy máu liên tục
– Chảy dịch kèm mủ có mùi hôi
– Mũi thâm đen
– Người lờ đờ, sức khỏe giảm sút
– Mũi bị viêm: Bác sĩ sẽ tiến hành bơm kháng sinh kết hợp uống thuốc. Nếu vẫn không giảm sẽ phải tháo sụn.
– Mũi bị nhiễm trùng: Bắt buộc phải tháo sụn, chờ đợi mũi hồi phục sẽ tiến hành nâng lại. Hoặc sử dụng phương pháp đặt trung bì mỡ để giữ form mũi ổn định.
– Mũi bị lệch: Bác sĩ sẽ nắn chỉnh sống mũi và nẹp lại mũi đối với trường hợp mũi lệch nhẹ. Nếu mũi lệch nhiều sẽ tiến hành tiểu phẫu chỉnh lại sống mũi.