Một trong những thuật ngữ khá thường gặp trong nâng mũi đó là bao xơ. Vậy nâng mũi bị bao xơ là gì và nếu gặp trường hợp nâng mũi bị bao xơ thì phải làm sao?
Nâng mũi bị bao xơ là gì?
Để biết nâng mũi bị bao xơ là gì cần phải nghiên cứu một chút ngôn ngữ chuyên ngành như sau:
Co thắt bao xơ là phản ứng tự nhiên của của cơ thể khi nhận thấy có các vật thể lạ được cấy ghép vào trong người. Có thể là ngực, mũi, hay các loại đinh ốc làm răng, nối khớp…Ở nâng mũi là vật liệu ghép sụn nâng.
Các mô mũi dần hình thành sợi bao xơ bọc kín xung quanh sụn nhân tạo. Cơ thể đang tạo ra hàng rào nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa cơ thể với sụn mũi.
Đa phần khi bao xơ ít vừa đủ sẽ không ảnh hưởng gì còn tạo sự liên kết để giữ dáng mũi chắc chắn. Nhưng trong một vài trường hợp hiếm gặp, bao xơ hình thành quá nhiều và dày lên sẽ gây co rút đầu mũi.
4 mức độ co thắt bao xơ
Sau khi đã hiểu nâng mũi bị bao xơ là gì, hãy cùng tìm hiểu về các mức độ bao xơ nhé:
Độ 1: Mũi bình thường, vẫn mềm mại, tự nhiên, không ảnh hưởng ngoại hình.
Độ 2: Mũi hơi cứng nhẹ, nhưng nhìn bề ngoài vẫn ổn định.
Độ 3: Mũi khá là cứng, hơi sưng nhẹ vì độ dày của bao xơ, và có thể nhìn thấy mũi bị biến dạng một chút hoặc vừa tùy mức độ.
Độ 4: Nếu độ co rút nhiều, mũi sẽ rất cứng kèm theo đau nhức và biến dạng hếch ngắn lỗ mũi.
Các nguyên nhân gây bao xơ
Theo ghi nhận, có các nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề này như sau:
+ Sử dụng sụn nhân tạo không tốt
Sụn nhân tạo chất lượng kém vẫn là một thực trạng tồn tại trên thị trường. Không có nguồn gốc, vật liệu kém ổn định để giảm giá thành chính là nguyên nhân dẫn đến mũi bị xơ cứng.
+Quy trình nâng mũi không đảm bảo
Nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân gây bao xơ, nếu không đảm bảo điều kiện phẫu thuật, dụng cụ sử dụng, phòng mổ phẫu thuật không vô trùng kĩ lưỡng sẽ dễ dàng dẫn tới co thắt thể nặng.
+Tay nghề bác sĩ chưa cao
Bác sĩ đặt sai vị trí, hay bóc tách không chuẩn cũng làm bao xơ hình thành. Can thiệp quá sâu rộng cũng làm mô tổn thương từ đó ảnh hưởng không tốt.
+Mũi đã qua chỉnh sửa quá nhiều lần
Việc bóc tách mũi nhiều lần cũng gây ra hậu quả da mũi bị xơ cứng lại làm cho vết thương lâu lành. Sẹo mới cũ chồng chất làm bao xơ dễ hình thành hơn.
+Yếu tố cơ địa khách hàng
Đây là điều khó lý giải nhưng có tồn tại. Cơ thể bệnh nhân tự đào thải,báo động gây hành sốt, viêm nhiễm…
Nâng mũi bị bao xơ có nguy hiểm không?
Như đã giải thích ở phần nâng mũi bị bao xơ là gì, đây thực tế là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để bảo vệ khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài, tất cả cuộc phẫu thuật có yếu tố nhân tạo đặt vào đều buộc hình thành bao xơ. Thế nên về bản chất thì bao xơ là điều bình thường. Chỉ một số hiếm trường hợp bao xơ mới gây ảnh hưởng ngoại hình mũi.
Có lúc bao xơ không gây trở ngại giai đoạn đầu mới nâng mũi, tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng sau vài năm khi chúng phát triển đủ nhiều hoặc sức khỏe của bạn yếu đi, chúng sẽ phá bao xơ ra ngoài và gây ra nhiễm trùng phải gỡ bỏ mũi.
Ở một vài trường hợp hiếm hoi, cơ thể của bạn dị ứng chất liệu độn cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng và phải tháo bỏ. Tin vui là trường hợp này rất ít xảy ra, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số ca nâng mũi.
Nếu mũi bị bao xơ phải làm sao?
Nếu bạn thấy mũi có dấu hiệu bất thường, to sưng, co rút hay hành sốt, chảy mủ nhất định phải tới ngay trung tâm nâng mũi uy tín để được xem xét. Nếu nhiễm trùng, để lâu sẽ không ổn cho mũi.
Nếu nhiễm trùng, Bác sĩ sẽ thực hiện tháo bỏ sụn, cắt phần mô hư hại. Mũi sẽ cần một thời gian chờ để tái tạo lại, khoảng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể nâng mũi lại.
Việc bao xơ xuất hiện to dày hay mỏng, có nguy hiểm hay không đều phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của bản thân bạn và quá trình phẫu thuật chuyên nghiệp của trung tâm nâng mũi. Chính vì thế, hãy tìm hiểu kỹ về cơ sở thẩm mỹ lẫn tay nghề bác sĩ để tránh xảy ra hiện tượng bao xơ dày không mong muốn nhé!